Tiengruoi

Tuy nhiên, nhiều vụ mất dân chủ cho thấy dường dan tri

【dan tri】Văn hóa, dân chủ học đường bị đe dọa vì những 'ông quan'?

Tuy nhiên,ănhóadânchủhọcđườngbịđedọavìnhữngôdan tri nhiều vụ mất dân chủ cho thấy dường như trong trường học ngày càng có nhiều "ông quan" chứ không chỉ riêng vị hiệu trưởng.

Văn hóa, dân chủ học đường bị đe dọa vì những 'ông quan'? - Ảnh 1.

Nhiều vụ việc đáng buồn của giáo dục diễn ra mới hơn 1 tháng bước vào năm học mới

CẮT TỪ CLIP

Năm học mới chỉ bắt đầu hơn 1 tháng, nhưng rất nhiều sự vụ đáng buồn xảy ra ở nhiều địa phương khiến dư luận bức xúc. Nào là học sinh (HS) một trường THPT tư thục ở Hà Nội bị dọa đuổi học vì phụ huynh phản ứng về thu chi của nhà trường; cô giáo chủ nhiệm dọa không cho thi tốt nghiệp, kéo lê nữ sinh lớp 12 trước cửa lớp vì trái ý cô; thầy giáo mạt sát HS là "chó"; phụ huynh ở Thái Bình phản đối quỹ lớp bị "gợi ý" chuyển trường cho con; phụ huynh buộc phải cho con học thêm vì nhà trường chèn các môn tự nguyện vào giờ chính khóa; HS ở TP.HCM bị cô đánh gãy ngón tay…

NHÀ TRƯỜNG CHỈ QUEN QUẢN LÝ THEO MỆNH LỆNH

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục VN, cho rằng đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường nhưng thực hiện không được là bao. Trước hết, lỗi do các cấp quản lý giáo dục đào tạo chưa coi đây là biện pháp quan trọng để buộc các nhà trường tự thay đổi theo đúng nhu cầu nguyện vọng người học, do đó không chỉ đạo đến nơi đến chốn.

Hệ thống quản lý trong các nhà trường không thấy được cái lợi của quản lý theo dân chủ, chỉ quen quản lý theo mệnh lệnh mà không thấy được rằng chỉ có quản lý dân chủ các cơ sở giáo dục đào tạo mới tạo ra được động lực cho thầy, trò sáng tạo trong giảng dạy, học tập. Đồng thời mỗi nhà trường phổ thông hiện nay phải xây dựng được văn hóa học đường. Mà muốn có văn hóa học đường trước hết phải có dân chủ trong mỗi nhà trường và trước hết mỗi hiệu trưởng phải có văn hóa quản lý.

Văn hóa, dân chủ học đường bị đe dọa vì những 'ông quan'? - Ảnh 2.

Lạm thu đầu năm là nỗi bức xúc dai dẳng của phụ huynh nhiều năm qua

PHHS CUNG CẤP

"Để có dân chủ trong mỗi trường học, vai trò gương mẫu của cán bộ quản lý, của hiệu trưởng là rất lớn, song nếu chỉ mới phát huy vai trò của hiệu trưởng thì chưa đủ, chưa thể hiện đúng bản chất của dân chủ trong nhà trường. Hiệu trưởng phải tác động để nêu cao vai trò quần chúng, vai trò tập thể các nhà sư phạm", tiến sĩ Lâm nêu.

Ông Lâm cho rằng quản lý theo hướng dân chủ hóa ở đây là phải công khai minh bạch mọi hoạt động của nhà trường. Cán bộ giáo viên (GV), HS được quyền tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia đánh giá kết quả của quá trình đào tạo, tham gia để làm chủ mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Không thể để tình trạng "bộ tứ" trong các trường chỉ hiệu trưởng "tự bố".

PHẢI ĐẨY MẠNH VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA CỘNG ĐỒNG

Từ năm 2000, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy chế dân chủ trong các hoạt động nhà trường. Tuy nhiên, các nhà trường vẫn mất dân chủ, là do về cơ bản những quy chế này đã không làm rõ vai trò trách nhiệm của các cá nhân; bộ phận trong mỗi nhà trường khi không thực thi dân chủ trong nhà trường. Không có cơ chế bắt buộc hiệu trưởng phải giải trình với cấp trên và trước hội đồng sư phạm về những ý kiến đóng góp cho việc xây dựng kế hoạch cũng như tổng kết các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Trong trường học hiện nay chỉ đánh giá thành tích phục vụ mục tiêu thi đua chứ không thực hiện mục tiêu dân chủ. Mọi hoạt động kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ hình thức, nghe và đọc theo báo cáo của hiệu trưởng là chủ yếu.

Văn hóa, dân chủ học đường bị đe dọa vì những 'ông quan'? - Ảnh 3.

Một hình ảnh phản cảm trong giáo dục diễn ra ngay đầu năm học mới: Cô giáo chủ nhiệm kéo lê nữ sinh lớp 12 trước cửa lớp vì trái ý cô

CẮT TỪ CLIP

Theo ông Lâm, phải đẩy mạnh vai trò giám sát của cộng đồng, đặc biệt ban đại diện của cha mẹ HS và trường lớp, từng trường phải có tiếng nói, có hiệu lực trong việc tham gia đánh giá hiệu quả các chương trình giáo dục mỗi cơ sở giáo dục.

TS Lâm đề nghị: "Dân chủ mỗi cơ sở giáo dục phải được đánh giá qua HS và cha mẹ HS, đối tượng phục vụ của mỗi nhà trường. Việc đánh giá này phải được tiến hành bởi một cơ quan độc lập ngoài nhà trường, nhất là vận dụng công nghệ thông tin để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chắc chắn dân chủ sẽ hiện hữu ở các trường học".

HIỆU TRƯỞNG KHÔNG "CHUẨN" SẼ GÂY RA HỆ LỤY LỚN

Luôn đau đáu vì những vụ việc liên quan đạo đức nhà giáo, tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cho rằng lỗi trước hết ở nhà giáo còn có tư tưởng bảo thủ, nghĩ không ai hơn mình, mình sinh ra để dạy bảo mọi người, nên sử dụng bạo lực, quyền uy với HS. Do vậy, ông Hòa cho rằng ngành giáo dục cần quan tâm cả đến vấn đề đào tạo lại GV, để thầy cô "vững về tâm lý" và "chuẩn về đạo đức".

Ngoài ra, các trường sư phạm cần có chương trình đào tạo lại hiệu trưởng, bởi hiệu trưởng chính là người tạo ra những chuyển biến, làm thay đổi GV và HS. Nếu hiệu trưởng không "chuẩn" sẽ gây ra hệ lụy lớn. "Hiệu trưởng phải là một nghề, một nhà sư phạm mẫu mực. Họ phải hơn GV một cái đầu, có tư cách đạo đức. Bộ GD-ĐT phải chủ trì đào tạo lại hiệu trưởng các nhà trường. Nếu việc này được làm tốt, thì chính đội ngũ hiệu trưởng sẽ là người giúp cho sở, cho bộ trưởng làm chuyển biến GV", ông Hòa đề xuất.

Văn hóa, dân chủ học đường bị đe dọa vì những 'ông quan'? - Ảnh 4.

Một học sinh ở TP.HCM bị cô đánh gãy ngón tay

PHHS CUNG CẤP

PGS Trần Thị Minh Hằng, Học viện Quản lý giáo dục, cho rằng trong bối cảnh đổi mới giáo dục, vấn đề văn hóa học đường cần được xem là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, chấm dứt và hướng tới xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực, xây dựng nhà trường thành trường học thành công và hiệu quả.

Theo bà Hằng, việc lựa chọn và bổ nhiệm hiệu trưởng nhà trường thường phụ thuộc vào ý chí chủ quan nên có thể xảy ra việc bổ nhiệm không lành mạnh, và điều đó có ảnh hưởng vô cùng lớn đến việc tạo lập và phát triển văn hóa học đường. Do đó, việc lựa chọn và bổ nhiệm lãnh đạo nhà trường cần được thực hiện theo một quy trình khách quan, trung thực và chính xác.

Cũng theo bà Hằng, lãnh đạo nhà trường phải có cơ chế và thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ HS, qua đó biết được hoàn cảnh gia đình để có biện pháp phối hợp với gia đình trong việc giáo dục văn hóa và đạo đức HS. Bằng cách này, lãnh đạo nhà trường có thể khai thác yếu tố gia đình hỗ trợ cho việc tạo lập và phát triển văn hóa học đường của nhà trường.

Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nhìn nhận: "Hiệu trưởng là người có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng giáo dục và sự phát triển của HS".

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT mới đây, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, cũng đề nghị Bộ GD-ĐT quan tâm hơn đến văn hóa học đường, có chế tài liên quan đến văn hóa ứng xử trong nhà trường, tránh "chạy theo" áp lực dư luận để giải quyết từng vụ việc cụ thể.

Giáo viên cần đủ 3 lương: Lương tâm, lương tri, lương tháng

Nhìn nhận ở góc độ áp lực, căng thẳng của nghề giáo, PGS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), nêu giải pháp: "Phải tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần, phòng chống việc kiệt sức cho GV. Tìm các loại chính sách để nâng cao lương tháng cho GV, đừng để cho 1 trong "3 lương" bị tụt xuống, phải hun bồi cùng lúc cả 3 lương: lương tâm, lương tri, lương tháng của họ cho đầy đủ. Bây giờ cũng cần xác lập lại vai trò vị thế của nhà giáo để họ có vị trí ở trong xã hội, và những người đã theo nghề GV thậm chí phải có chứng chỉ nghề GV. Qua đó để thực sự chọn những con người có đạo đức. Đạo đức và yêu trẻ là yếu tố rất quan trọng để dẫu rằng có các yếu tố liên quan vật chất như một cách thức để cảm ơn thầy, cô thì yếu tố vật chất đó cũng rất là nhỏ so với giá trị tinh thần mà xã hội gửi gắm cho nhà giáo. Lúc đó nhà giáo mới chuyên tâm trao lại những giá trị tinh thần cho những đứa trẻ".


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap