Căn nhà gỗ rộng gần 300 mét vuông từng là nơi để nghỉ ngơi,ủquánởĐàLạtthutiềntỉnhờlivestreamTủihổcònhơnđổnợzalo uống cà phê của du khách khi đến thăm nông trại tinh dầu, hơn 4 tháng qua đã trở thành nơi livestream và đóng hàng của ông chủ quán Thời Thanh Xuân (tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Nửa năm qua, những người kinh doanh hàng quán tại Đà Lạt mới thật sự “ngấm đòn” kinh tế từ Covid-19. Rất nhiều ông bà chủ tại thành phố ngàn hoa này phải sang nhượng quán do không thể gồng lỗ trong suốt thời gian dài. Một TikToker triệu người theo dõi mới đây cũng phải nhượng lại quán cà phê đầu tư tiền tỉ với giá vài trăm triệu do vắng khách.
Gắng gượng suốt 2 năm dịch bệnh, ông chủ quán Thời Thanh Xuân – nơi làm việc dành cho trẻ điếc, cũng bạc tóc vì mất ngủ, không ít lần nghĩ đến viễn cảnh phải dừng lại dự án.
Tìm đủ cách để xoay xở, duy trì dự án, ông chủ quán Thời Thanh Xuân tình cờ biết đến mô hình livestream và bắt đầu những buổi live đầu tiên để bán tinh dầu, xà bông,…
Ông chủ quán chuẩn hóa nguồn hàng theo tiêu chuẩn quy định; tìm hiểu các kiến thức về thuế từ cơ quan địa phương để việc kinh doanh online đi vào quy củ.
Trong những ngày vắng khách du lịch, anh điều động nhân sự từ quán cà phê vào nông trại hỗ trợ chốt đơn, đóng gói hàng hóa, giúp các trẻ em điếc duy trì công việc và có mức lương ổn định. Không chỉ gồng lỗ, trả nợ mặt bằng thành công, đến nay, dự án còn tạo ra doanh thu tốt, có thể chốt từ vài trăm đến cả ngàn đơn hàng mỗi ngày.
"Mỗi ngày các bạn sẽ live 8 tiếng, còn Luân livestream thêm 4 tiếng đồng hồ, tổng cộng rap hai bên là 12 tiếng. Mỗi ngày thu về 30-50 triệu đồng trong một ngày. Cộng thêm các link affiliate (tiếp thị liên kết), tụi Luân sẽ có khoảng 500-1.000 đơn, tuỳ theo ngày nào lên xu hướng nữa. Tụi Luân sẽ có xe tải riêng của đơn vị vận chuyển tới mang hàng đi giúp mình nữa. Tháng gần đây cao điểm nhất tụi Luân kiếm về 1 tỉ đồng", anh Luân cho biết.
Giống như anh Luân, chị Từ Thị Ánh Tuyết (34 tuổi, ngụ ở quận Tân Bình), có đến 12 năm kinh doanh bỏ sỉ quần áo ở chợ đầu mối Tân Bình. Không những chị mà các tiểu thương tại đây đều than trời vì chưa năm nào tình hình kinh doanh lại thê thảm như năm nay, kể cả thời điểm ngay sau giãn cách xã hội.
"Tôi kinh doanh ngày áo quần này 12-13 năm trong ngành áo quần, từ mở shop lẻ cho tới 5 shop, có thời điểm 4-5 shop/lần mới chuyển sang bỏ sỉ trên này. Nhưng tình trạng khủng hoảng thế này lần đầu tiên trong đời tôi gặp luôn, nó rất thê thảm", chị Tuyết chia sẻ.
Theo chị Tuyết, trước đây, với 5 shop quần áo, mỗi tháng lợi nhuận của chị có thể lên tới 300 triệu, doanh thu cả tỉ đồng. Hiện tại mỗi tháng chỉ còn hơn trăm triệu, thậm chí vài chục triệu khiến chị điêu đứng trước các khoản chi phí thuê mặt bằng, nhân viên.
Bà chủ shop quần áo sỉ lẻ chợ Tân Bình quyết tâm đầu tư vài chục triệu đồng để đi học khóa livestream chuyên nghiệp. Do thấy bản thân nhiều tuổi, đã sinh 3 con nên chị không ngại chi số tiền lớn đầu tư cho nhan sắc, quyết tâm chinh phục khách hàng online.
"Đất nước mình cảm thấy kinh doanh online thành công nhất chính là Trung Quốc. Các mặt hàng bỏ sỉ cho đến bán lẻ đểu chuyển mình sang kinh doanh online. Các nhà máy thuê KOL, chuyên gia, diễn viên, ca sĩ để pr và bán trực tiếp tại nhà máy của họ. Điển hình các nước trên thế giới đều có xu thế như thế hết, tất cả các mặt hàng đều chuyển qua kinh doanh hết và mình muốn bắt kịp xu thế này", bà chủ shop quần áo nói.
Trong bối cảnh kinh tế biến động, kinh doanh online hay livestream bán hàng đang là giải pháp hữu ích được nhiều người kinh doanh lựa chọn. Trong khi kinh doanh truyền thống ngày một ế ẩm, nhiều người phải chủ động chuyển mình để thích ứng với thời cuộc.