Các phiên tòa đã làm rõ với sự liều lĩnh,òibạchtuộccủatíndụngđxsqng30 đón trúng chu kỳ tăng trưởng bất động sản 2015 - 2019, Lệ nhanh chóng phất lên với nhiều công ty kinh doanh bất động sản, nhà hàng, xăng dầu…
Nhưng cũng vì vay mượn ôm đất quá nhiều, năm 2019 thị trường lao dốc, 2020 dịch Covid-19, kinh doanh tê liệt, Lệ rơi vào nợ xấu, buộc phải vay nóng để xoay xở. Hậu quả, Lệ vỡ nợ 1.500 tỉ đồng, trong đó nợ ngân hàng 900 tỉ đồng, nợ ngoài xã hội 600 tỉ đồng.
Vụ án nữ đại gia Đào Thị Như Lệ phơi bày góc khuất tín dụng đen |
V.M |
Vụ án cho thấy “vòi bạch tuộc” tín dụng đen từ từ siết con nợ; các chủ nợ lấy lãi 0,3%/ngày (vượt gấp 5,47 lần quy định). Chỉ cần không trả tiền gốc đúng hạn, chủ nợ ép phải đi vay người được chỉ định, với lãi suất nâng lên 1%/ngày (vượt gấp 18,25 lần quy định) để tiếp tục trả lãi.
Trong khi chủ nợ mới cũng chính là người của chủ nợ cũ hoặc móc nối với nhau, dùng tiền của nhau cho vay để ép con nợ phải trả lãi cao hơn. Một thủ đoạn khác là các chủ nợ ép Lệ phải bán rẻ các bất động sản để trừ nợ.
Điều bất ngờ là Lệ xin giảm án cho các chủ nợ đứng cùng Lệ trước tòa, nhưng với những người từng biết tín dụng đen thì không bất ngờ. Bởi trong hệ lụy vay nóng, việc vay của người sau trả cho người trước, chủ nợ sau cho vay để chủ nợ trước rút lại được tiền, đều chắc chắn kết thúc bằng vỡ nợ.
Vì vậy, các chủ nợ lãnh án chỉ là những mắt xích cuối cùng bị đứt trong đường dây tín dụng đen. Lệ đã khai và CQĐT cũng khẳng định còn nhiều chủ nợ khác như T.T chợ Cồn, H. đen, B.C… đang được tách ra tiếp tục điều tra.
Bên cạnh đó, tín dụng đen còn đất sống bởi nhiều nhu cầu ngân hàng chưa đáp ứng kịp, muốn giải quyết tận gốc cần cải tiến hoạt động tín dụng nhiều hơn nữa.
Đây còn là bài học về sức khỏe tài chính, cân đối đầu tư cho doanh nghiệp, nhất là việc dùng đòn bẩy tín dụng, tăng trưởng quá nóng, dẫn tới “đề kháng” yếu khi thị trường biến động.