10h sáng,ườiphụnữmởquáncơmđồngđểtrảơnđờtruyện hentai khi thấy khoảng 70 người đã xếp hàng đợi, trong quán cơm 30 m2 nằm trên đường Ngô Gia Tự, quận 10, chị Vương Kim Long (35 tuổi) nhanh tay cho cải thìa vào nồi nước sôi. Cạnh đó, ba nhân viên quán đang cắt đậu bắp luộc. Trong tủ kính, các khay thức ăn nóng hổi được xếp sẵn gồm đậu hủ, sườn và chả lụa kho.
Xong việc, người phụ nữ chủ động dìu cụ bà 87 tuổi vào bên trong ngồi chờ mở bán. Một tiếng sau, người xếp hàng lần lượt xúc cơm, lấy thức ăn và ngồi dùng tại chỗ. Nhiều khách ngồi ghế trên vỉa hè ăn bởi không gian bên trong quán đã kín.
Quán cơm chay của chị Long đã hoạt động 6 tháng qua, phục vụ các bữa trưa từ thứ 2 đến thứ 7. Mỗi buổi có trung bình 700-800 khách, đa phần là người bán vé số, bảo vệ, xe ôm, sinh viên, người khuyết tật, người già neo đơn ở khu vực quận 10.
Người phụ nữ chủ quán kể, 12 năm trước chị từng xếp hàng trong dòng người trước Bệnh viện Ung Bướu, quận Bình Thạnh để xin cơm từ thiện khi đang chăm mẹ chồng tại đây.
Vài năm sau, mẹ chồng chị vượt cửa tử và khỏe mạnh trở lại cũng là lúc kinh tế vợ chồng Long vững vàng hơn. Họ muốn trả ơn cuộc đời bằng cách tặng bữa ăn cho người khó khăn. Tuy nhiên, thay vì phát miễn phí, vợ chồng chị mở quán cơm chay bán giá 2.000 đồng mỗi suất để người đến ăn cảm thấy họ là khách và không mang nợ ai.
Năm 2020, hai quán Tùy Tâm ở quận 11 lần lượt ra đời. Giữa năm 2023, Long quyết định mở quán Tùy Tâm 3 ở đường Ngô Gia Tự, mỗi suất ăn giá 5.000 đồng, mua đem về 25.000 đồng. Đúng với tên gọi, khách đến Tùy Tâm trả tiền bằng cách bỏ vào thùng. Số tiền có thể ít hoặc nhiều hơn. Nếu khó khăn họ không cần phải trả.
Chị Long được gia đình ủng hộ để toàn tâm quán xuyến bếp ăn. Chồng chị, anh Hoàng Nhân (34 tuổi) không ngừng động viên tinh thần, mẹ chồng ở nhà giữ hai con của Long để chị có nhiều thời gian trống. Tuy vậy, có hôm Long chỉ ngủ hai tiếng. 3h sáng, chị thức dậy mua rau củ, sơ chế, xào nấu thức ăn, rửa chén rồi lại tiếp tục chuẩn bị nguyên liệu cho ngày hôm sau.
Ngày đầu khai trương, quán chỉ có 100-200 khách, nhưng con số này tăng lên gấp ba sau một tuần hoạt động. Mỗi ngày, bếp nấu 50 kg gạo, 70 kg rau củ và thực phẩm chay, món ăn được thay đổi theo ngày. Chị thuê thêm 5 nhân viên để cùng phục vụ bà con.
Số tiền khách trả chỉ đủ trang trải một phần chi phí điện nước nhưng Long vẫn trân trọng. "Họ mua bữa cơm chứ không phải xin", chị nói. Để làm được điều này, vợ chồng chị đã dùng tiền tiết kiệm để duy trì hoạt động, không phụ thuộc vào tiền quyên góp mạnh thường quân.
Nhiều ngày, chị Long chạy việc giữa ba quán, gần như kiệt sức nhưng không dám nghỉ vì biết bà con sẽ xếp hàng đông kín trước cửa quán, thậm chí, có người đi bộ vài km để mua cơm.
Có lần, Long ngồi nghe người xe ôm ở quận 10, TP HCM kể cả ngày chỉ chạy được 20.000 đồng. Ông đến quán dùng bữa trưa góp 5.000 đồng, còn lại 15.000 đồng tiết kiệm. "Bữa ăn với họ rất quý", Long nói.
Bà Mỹ Anh (87 tuổi) sống cách quán cơm 500 m nghe hàng xóm nói về quán cơm 5.000 đồng nên đã đến dùng thử. Dù có bốn người con nhưng gia đình con nào cũng khó khăn, họ cũng đi làm cả ngày nên bà tự mua cơm. Bà nói, mỗi suất 5.000 đồng nhưng rất ngon. Gạo dẻo, rau xanh và vị nêm nếm vừa ăn. Mỗi lần đến, cụ bà lớn tuổi được ưu tiên dìu vào trong ngồi.
Cạnh bà Anh, ông Đoàn Trung (54 tuổi) bảo vệ khu công nghiệp ở quận Bình Tân, TP HCM, kể tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ quán cơm. Thông thường, mỗi suất ăn ông mua có giá 30.000 đồng, một tháng gần một triệu tiền ăn trưa, chiếm một khoản lớn so với đồng lương bảo vệ. Nửa năm nay, ông là khách quen của Tùy Tâm 3. "Tôi rất cảm kích tấm lòng của chị Long", ông nói.
Long nói mỗi lần phát cơm chị thường nhớ đến tuổi thơ nghèo khó. Chị sinh ra ở Trà Vinh, ba mất do ung thư buộc má phải gửi chị lên nhà dì ở TP HCM sinh sống. Dù có nhà, Long cũng từng ăn cơm đường phố và nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Đó là lý do chị duy trì các quán Tùy Tâm suốt ba năm nay.
"Tôi mang ơn cuộc đời nên muốn sẻ chia", chị nói.
Ngọc Ngân