Houthi,ướptàuliênquanIsraeltrênbiểnĐỏbắtgiữkết quả xổ số miền nam hôm nay phong trào chính trị - quân sự hùng mạnh ở Yemen, đã xác nhận vụ cướp tàu xảy ra trong ngày 19.11 và tuyên bố sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các tàu có liên quan hoặc thuộc sở hữu của người Israel ở các vùng biển quốc tế, cho đến khi chiến dịch của Israel chống lại lực lượng Hamas ở Gaza kết thúc.
"Tất cả các tàu thuộc sở hữu của kẻ thù Israel hoặc tàu có làm việc với họ sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp", AP trích dẫn tuyên bố của Houthi hôm 19.11.
Phiến quân Houthi nói đã bắt giữ tàu của Israel
Sau đó, nhà đàm phán kiêm phát ngôn viên chính của Houthi, Mohammed Abdul-Salam, cho biết trong một tuyên bố khác trên mạng rằng người Israel chỉ hiểu "ngôn ngữ của vũ lực".
"Việc bắt giữ tàu Israel là bước đi thực tế chứng tỏ sự nghiêm túc của lực lượng vũ trang Yemen trong việc tiến hành trận chiến trên biển, bất kể chi phí và tổn thất như thế nào. Đây là khởi đầu", ông cho hay.
Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cùng ngày đã lên tiếng cáo buộc Houthi đứng sau vụ tấn công nhằm vào tàu Galaxy Leader mang cờ Bahamas, một tàu chở phương tiện có liên quan tới một tỉ phú Israel. Văn phòng cho biết 25 thành viên thủy thủ đoàn mang nhiều quốc tịch khác nhau, bao gồm Bulgaria, Philippines, Mexico và Ukraine, nhưng không có người Israel nào trên tàu.
Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran tuyên bố sẽ "làm tất cả" để giúp Hamas
Houthi cho biết họ đối xử với các thuyền viên “phù hợp với các giá trị Hồi giáo của họ”, nhưng không nói rõ điều đó có nghĩa là gì.
Văn phòng ông Netanyahu cho rằng vụ bắt tàu là "hành động khủng bố của Iran". Trong khi đó. quân đội Israel nói đây là "vụ việc rất nghiêm trọng gây ra hậu quả toàn cầu".
Các quan chức Israel khẳng định con tàu này thuộc sở hữu của một công ty Anh và do một công ty Nhật Bản vận hành. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về quyền sở hữu trong cơ sở dữ liệu vận chuyển công khai cho thấy chủ sở hữu tàu là Ray Car Carriers, công ty được thành lập bởi tỉ phú Abraham “Rami” Ungar, một trong những người giàu nhất Israel.
Ông Ungar nói với AP rằng ông đã biết về vụ việc nhưng không thể bình luận vì đang chờ đợi thông tin cụ thể. Vào năm 2021, một vụ nổ đã xảy ra trên một con tàu có liên hệ với doanh nhân này ở vịnh Oman. Truyền thông Israel khi đó cáo buộc Iran đứng sau sự vụ.
Chính phủ Nhật Bản ngày 20.11 đã xác nhận vụ tàu bắt giữ tàu Galaxy Leader, cho biết tàu được vận hành bởi công ty Nippon Yusen. Theo Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Nhật Bản đang cố gắng liên hệ với Houthi, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ của chính quyền Ả Rập Xê Út, Oman và Iran để nhanh chóng giải cứu con tàu và thủy thủ đoàn.
"Chúng tôi cực lực lên án những hành động như vậy", Reuters dẫn lời ông Matsuno nói trong một cuộc họp báo. Ông cho biết không có công dân Nhật Bản nào trong thủy thủ đoàn.
Điểm xung đột: Tang thương trại tị nạn Gaza sau không kích Israel; khi nào tiếng súng ngưng?
Hai quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận Houthi đã bắt giữ tàu Galaxy Leader ở biển Đỏ vào chiều 19.11 theo giờ địa phương. Các quan chức cho biết các tay súng Houthi đã đáp xuống tàu chở hàng này từ máy bay trực thăng, tương tự các vụ bắt tàu khác do Iran thực hiện. Iran ủng hộ Houthi nhưng vốn phủ nhận việc cung cấp vũ khí hay huấn luyện cho lực lượng này.
Dữ liệu theo dõi vệ tinh từ MarineTraffic.com được AP phân tích cho thấy tàu Galaxy Leader đang di chuyển trên biển Đỏ, phía tây nam thành phố Jeddah của Ả Rập Xê Út, hơn một ngày trước vụ bắt giữ. Con tàu này đã ở Korfez, Thổ Nhĩ Kỳ, và đang trên đường đến Pipavav, Ấn Độ, vào thời điểm Israel thông báo tàu bị khống chế.
Biển Đỏ, trải dài từ kênh đào Suez của Ai Cập đến eo biển Bab el-Mandeb hẹp ngăn cách bán đảo Ả Rập với châu Phi, là tuyến đường quan trọng cho vận tải biển và cung ứng năng lượng toàn cầu. Đó là lý do tại sao hải quân Mỹ đã triển khai nhiều tàu tại vùng biển này kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng nổ vào ngày 7.10.